Hướng dẫn nuôi tôm an toàn trong mùa mưa

Hướng dẫn nuôi tôm an toàn mỗi khi vào mùa mưa, môi trường trong ao nuôi có thể thay đổi đột ngột khiến tôm nuôi dễ bị shock, sức đề kháng yếu từ đó mà dễ phát sinh dịch bệnh. Bà con nông dân cần lưu ý để có cách xử lý, nuôi tôm an toàn trong thời điểm này.

Hướng dẫn nuôi tôm an toàn trong mùa mưa

Đối với ao nuôi

Ao nuôi tôm phải có hệ thống ao chứa lắng đầy đủ : ao chứa thường có diện tích bằng 1/3 đến 1/2 ao nuôi để đảm bảo nuôi tôm an toàn trong mùa mưa

Người nuôi tôm có thể nuôi thay đổi ao sau từng vụ. Cần cung cấp nước đầy đủ khi cần thiết.

Có thời gian xử lý nước và lắng nước theo đúng quy trình.

Tăng cường hệ thống quạt nước oxy

Người nuôi cần hệ thống quạt nước oxy theo đúng yêu cầu kỹ thuật để mùn bã hữu cơ được gom vào giữa. Tăng cường hệ thống oxy đáy ao nếu có điều kiện; làm hệ thống lót bạt HDPE đáy ao giúp hạn chế đất phù sa và tăng thêm diện tích cho nuôi tôm.

Lót bạt đáy ao tôm
Lót bạt đáy ao tôm 

Tăng cường bón vôi cho ao nuôi

Độ pH tuyệt vời trong môi trường ao nuôi luôn phải đạt từ 7,5 – 8,5, sau những cơn mưa liên tục trong mùa mưa, một lượng a-xít trong nước mưa sẽ làm pH giảm xuống và có thể gây sốc cho tôm

Do đó, để giúp tôm không bị sốc sau khi mưa cần bón vôi bổ sung cho ao nuôi (tùy theo độ pH để bón). Để tránh hiện tượng phân tầng nước, người nuôi cần chú ý kết hợp quạt nước để vôi được hòa tan trong nước.

Trải dọc vôi bên bờ ao khi thấy dấu hiệu chuẩn bị có mưa

Mật độ thả tôm nuôi thích hợp

Thả nuôi tôm mùa mưa cần tránh mật độ dày, chỉ nên thả tôm với mật độ vừa phải Nguyên nhân là bởi, mùa mưa hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp. Các yếu tố môi trường dễ biến động (pH, độ kiềm, độ mặn…).

Quản lý nguồn thức ăn để nuôi tôm an toàn

Người nuôi cần chú ý trong khi trời mưa cần giảm lượng thức ăn cho tôm.

Tránh hiện tượng dư thừa thức ăn trong ao vì: Thức ăn thừa thường gây ra hiện tượng tảo lục phát triển mạnh; gây ô nhiễm môi trường nước, pH nước ao dao động mạnh.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường nước sau mưa

Người nuôi cần kiểm tôm nuôi theo các đặc điểm hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhà …, ngoài ra, người nông dân còn cần kiểm tra các yếu tố môi trường ao như: pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

>> Chống thấm hồ tôm với giải pháp lót bạt đáy ao

>> Cách lựa chọn bạt nhựa chất lượng giá rẻ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *