Lưu ý khi chống thấm nhà mới xây

Ngôi nhà luôn là một trong những khoản đầu tư đáng giá nhất của mỗi người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ngôi nhà của bạn có thể gặp phải những vấn đề thấm dột, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả công trình và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình. Do vậy, ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi chống thấm nhà mới xây. Hãy lưu lại ngay để bảo vệ ngôi nhà của mình luôn bền vững nhé! 

1. Chống thấm triệt để ngay từ đầu 

Việt Nam là một khu vực có khí hậu nhiệt đới mùa gió ẩm. Do vậy, mỗi khi mùa mưa tới thì lượng nước mưa vô cùng lớn, cùng với đó là độ ẩm không khí cao khiến nước mưa có thể dễ dàng thấm vào tường nhà, vách nhà,… 

Tuy nhiên, rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chống thấm tại những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp,… mà bỏ qua những khu vực khác. 

Thực tế đã chỉ ra rằng việc thấm dột có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào. Do vậy, để ngôi nhà được bền vững theo thời gian thì bạn cần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần ngăn chặn triệt để tình trạng thấm dột ngay từ khi xây dựng nhà. Điều này sẽ bảo vệ tính bền vững, tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của gia đình bạn. 

2. Kiểm tra kỹ lưỡng tường và chân tường

Trước khi thực hiện chống thấm, bạn cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng phần tường và chân tường để có thể lựa chọn vật liệu và phương pháp chống thấm phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất:

– Trước khi chống thấm cần tiến hành kiểm tra tường nhà một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để phát hiện các lỗi hỏng hóc, những vết nứt, vết lồi lõm…. và đưa ra phương án xử lý kịp thời. 

– Nếu tường nhà xuất hiện các vết nứt hoặc các lỗ thì hãy tiến hành đục những vết ấy thành hình chữ V có độ sâu khoảng từ 1.5-2cm. Tiếp đó, hãy sử dụng phụ gia chống thấm trộn bê tông hoặc thanh trương nở,… để trám kín những vết hở đó. 

– Nếu tường nhà có các khu vực vữa yếu hoặc xuất hiện tình trạng lồi lõm thì cần đục bỏ vữa ở những vị trí ấy rồi trám trét sao cho bề mặt thi công được bằng phẳng. 

– Trước khi thi công chống thấm cần tiến hành vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi và máy hút bụi công nghiệp. Điều này đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa tường và vật liệu chống thấm.

– Cần lựa chọn những vật liệu chống thấm thích hợp để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất. 

3. Kiểm tra mái nhà thường xuyên

Mái nhà đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thể ngôi nhà. Vì vậy, phần mái cần được bảo vệ tốt để không xảy ra tình trạng hỏng hóc, thấm dột. Một số vật liệu chống thấm mái nhà mang lại hiệu quả cao như: 

– Sơn nhũ tương: đây là vật liệu có thể sử dụng một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả chống thấm nước tốt. 

– Nhựa Eniroof: vật liệu này giúp mái nhà có thêm lớp che phủ bên ngoài, giúp bảo vệ trần nhà khỏi nước mưa xâm nhập. 

– Lớp phủ chống nước: đây là hợp chất chống thấm chuyên dụng, có khả năng chống thấm vô cùng hiệu quả, bảo vệ mái nhà bền vững theo thời gian. 

Bạn nên tiến hành kiểm tra mái nhà định kỳ, ít nhất 3 năm/lần để có thể kịp thời phát hiện những lỗi hỏng hóc, những phần gạch bị trơn trượt, rong rêu, vi khuẩn tích tụ, từ đó có thể đưa ra phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả.  

4. Chú ý đến những cánh cửa 

Bạn cần kiểm tra khu vực xung quanh cửa sổ nhà thường xuyên để phát hiện nước bẩn hay nấm mốc bám trụ. Cần loại bỏ ngay những tạp chất này để tránh hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và xảy ra tình trạng thấm dột. 

Nếu cửa nhà bạn được làm từ chất liệu gỗ hoặc kính thì bạn nên chọn những sản phẩm sơn chất lượng tốt nhằm hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết khắc nghiệt. Lớp sơn có tác dụng bảo vệ khu vực cửa bền vững theo thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng các mối nối, nêm gỗ để đảm bảo chúng được gia công thật chắc chắn, cẩn thận.

5. Chống thấm cho sàn nhà 

Chống thấm sàn nhà là việc vô cùng quan trọng, cần được thực hiện ngay từ khâu ban đầu khi mới xây dựng. Sàn nhà xảy ra tình trạng ẩm ướt, thấm dột sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại như: gây nguy hiểm khi di chuyển, tốn kém chi phí và thời gian để sửa chữa, giảm tuổi thọ của công trình, gây mất thẩm mỹ,… 

Bạn có thể sử dụng sàn gỗ chống thấm cho công trình của mình. Loại vật liệu này có mức giá trung bình, có khả năng chống thấm tốt và bền vững theo thời gian. 

>> Xem thêm: Sơn chống thấm JYMEC – Hãng sơn được nhiều gia đình lựa chọn

6. Lưu ý đến những khu vực đặc biệt

– Nhà tắm

– Sàn nhà vệ sinh

– Những nơi tiếp xúc nhiều với nước

Những khu vực có tỉ lệ thấm dột cao là nhà tắm, sàn nhà vệ sinh, những nơi thường xuyên tiếp xúc với lượng nước lớn. Những khu vực này cần được thực hiện chống thấm kỹ lưỡng ngay từ khâu ban đầu để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.
 
Khi thực hiện thi công chống thấm cho những khu vực này, bạn không nên sử dụng những loại hóa chất thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng màng khò nóng để đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ của chúng tôi ở bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chống thấm nhà mới xây. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết! 

>> Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *