PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA

Viêm tai giữa, biểu hiện ban đầu thường là đau tai, đêm ngủ trằn trọc, chảy dịch tai, thính lực suy giảm và triệu chứng đi kèm khi bị viêm mũi, viêm họng. Với trẻ nhỏ, viêm tai giữa khiến trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn, tiêu chảy,… Cần sớm hỗ trợ điều trị viêm tai giữa ngay từ giai đoạn khởi phát để tránh biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là sự nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virut gây ra, ảnh hưởng đến phần tai giữa. Tại khu vực này chứa đầy không khí, giúp cân bằng áp suất trong não và ngoài môi trường. Một khi bị tổn thương, các kháng nguyên lập tức tấn công vào, gây nên tình trạng sung huyết, chảy mủ trong ống tai. Biến chứng nặng của viêm tai giữa là thủng màng nhĩ, hoại tử xương con trong tai, gây suy giảm thính lực, thậm chí gây câm điếc ở trẻ nhỏ.

Hỗ trợ  điều trị viêm tai giữa có khó khăn?

Việc nhiễm trùng tai giữa thường dễ phát hiện, tuy nhiên trong quá trình hỗ trợ diiều trị cần theo dõi diễn biễn bệnh sát sao. Ngày nay, sự phát triển của ngành hóa dược đã đem lại niềm vui cho bệnh nhân viêm tai giữa, tránh được các can thiệp phẫu thuật. Những thành tựu khoa học đó giúp cho các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng lựa chọn được những loại thuốc tối ưu cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan các vị thuốc, biệt dược, thực phẩm chức năng,… mà không có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa đã gây nên thực trạng kháng thuốc đáng báo động, khiến công cuộc hỗ trợ điều trị viêm tai giữa trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA

Tai gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa thông qua màng nhĩ, giúp bảo vệ phần niêm mạc tai giữa, tránh tổn thương do chấn thương hoặc các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài tấn công. Tai giữa và tai trong ngăn cách nhau bởi lớp màng mỏng, do vậy việc hấp thu thuốc rất dễ dàng, là vị trí dễ khiếm tai bị ngộ độc trong, gây điếc không chữa được.

Tùy theo bệnh lý của tai mà bác sỹ chuyên khoa tai Mũi Họng sẽ chỉ định, đưa ra phác đồ hỗ trợ phù hợp cho bệnh nhân. Với bệnh viêm tai giữa, đại đa số cho rằng đây không phải là bệnh nan y, nên công cuộc hỗ trợ và điều trị viêm tai giữa thường là người bệnh tự ý đi mua thuốc về sử dụng, hoặc dùng theo đơn thuốc cũ khi bị tái phát. Hệ lụy xảy ra là di chứng nặng nề vì tác dụng của một số thuốc gây nhiễm độc ốc tai trong, gây điếc, thậm chí câm điếc ở trẻ nhỏ.

Can thiệp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Người bệnh cần được khám tổng quát. Khi đó, thầy thuốc sẽ xác định chính xác bệnh lý cũng như giai đoạn bệnh viêm tai giữa cho người bệnh. Ba giai đoạn của viêm tai giữa cấp tính là: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Giai đoạn xung huyết

Hỗ trợ điều trị nội khoa bằng kháng sinh đồ toàn thân, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tai giữa. Kết hợp thuốc giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị cùng với viêm mũi, họng.

Giai đoạn ứ mủ

Cân nhắc trước khi sử dụng biên pháp dẫn lưu mủ bằng cách đặt sone tai, đồng thời sử dụng với các loại thuốc hỗ trợ chữa trị toàn thân như trong giai đoạn sung huyết.

Giai đoạn vỡ mủ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA

Lúc này dịch mủ trong tai tự phá vỡ vách ngăn là màng nhĩ để thoát ra ngoài. Khi này, màng nhĩ đã bị thủng. Việc hỗ trợ chữa trị kịp thời là rất cần thiết, có tác dụng không nhỏ trong việc tránh các biến chứng nguy hiểm hơn cho người bệnh.

Một số thuốc nhỏ tai sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

  • Thuốc mang tính kháng sinh đơn thuần: ciplox, otofa,…
  • Thuốc mang tính kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa…
  • Thuốc sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax…
  • Dung dịch vệ sinh tai: cồn iode. Tránh dùng oxy già gây tổn thương sâu niêm mạc trong tai, dễ xảy ra tai biến như bong lớp da ống tai, chậm quá trình lành da ống tai, có thể gây hẹp ống tai ngoài, ảnh hưởng lớn đến khả năng thính giác,đặc biệt là ở trẻ em.

Viêm tai giữa cấp có thể hỗ trợ  hoàn toàn, không để lại di chứng nếu tuân thủ đúng chỉ định trong hỗ trợ điều trị. Việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị viêm tai giữa phải thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính.

Các bệnh Tai – Mũi – Họng khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *