Tác dụng của cây dâu tằm khiến nhiều người bất ngờ

Cây dâu tằm vốn được trồng lấy lá để nuôi tằm, dệt tơ và nhiều người chỉ nghĩ tác dụng của nó chỉ như vậy. Thực tế tá dụng của cây dâu tằm khiến nhiều người bất ngờ và ngạc nhiên, bởi rất nhiều bộ phận có thể dùng làm thuốc, cùng tìm hiểu tác dụng của cây dâu tằm qua bài viết!

1. Tác dụng của cây dâu tằm với đời sống nhân dân

Từ lâu cây dâu tằm đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam, tác dụng của nó có thể kể đến:

Nuôi tằm dệt lụa

Một số vùng quê cây dâu tằm là cây trồng chính, người dân trồng thành cả cánh đồng lớn bạt ngàn, chăm sóc rất tốt để hái lá. Mỗi ngày đều tới thu hoạch lá dâu để cho tằm ăn, tằm nhả kén để quay tơ, dệt lụa, may thành những bộ quần áo rất đẹp.

Quả dâu chín rất ngon

Hái quả ăn

Khi cây dâu tằm ra quả có màu xanh, chín đổi màu sang đỏ rồi tím thẫm, ăn có vị ngọt, chua nhẹ. Mọi người thường hái về ăn rất ngon, hoặc ngâm siro thành thứ nước giải khát mùa hè quan trọng.

Xua đuổi ma quái

Cây dâu tằm theo phong thủy có tác dụng xua đuổi tà mà, khí xấu. Chính vì vậy người dân thường đặt vài cành dâu tằm khô ở dưới đầu giường con nít cho trẻ đỡ quấy khóc đêm. Hoặc thường dùng vỏ cây dâu để làm thành những chiếc vòng xinh xắn cho con đeo ở tay.

Vòng dâu tằm

2. Tác dụng của cây dâu tằm trong chữa bệnh

Hầu hết mọi bộ phận của cây dâu tằm đều được sử dụng làm thuốc, có thể kể các vị thuốc chính:

Lá cây dâu

Theo đông y tên là tang diệp, có tác dụng giải biểu, dùng trong điều trị các chứng sốt, cảm cúm thông thường. Ngoài ra còn dùng nước cốt lá dâu tươi uống để phòng tắc tia sữa, áp xe hay u vú.

Quả dâu chín

Tên thuốc là tang thầm là 1 trong những vị thuốc có tác dụng trị mất ngủ rất tốt, giúp ngủ ngon, sâu giấc và giảm những giấc mơ phiền toái. Ngoài ra còn giúp bổ thận, trị tóc bạc sớm.

Vỏ rễ cây dâu

Có tên là tang bạch bì, dùng trong các trường hợp bị phù thũng, có tác dụng lợi tiểu và chữa ho.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu

Tên thuốc theo đông y là tang phiêu tiêu có tác dụng cố tinh sáp niệu, điều trị các chứng xuất tinh sớm, di tinh, bạch đới, tiểu nhiều lần.

Cây tầm gửi trên cây dâu

Cây tầm gửi sống kí sinh, sử dụng dinh dưỡng của cây dâu để sống, có tên là tang kí sinh. Cây có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt. Dùng trong các trường hợp đau lưng mỏi gối.

Như vậy bộ phận nào của cây dâu cũng có thể làm thuốc và có nhiều tác dụng khác nhau. Để sử dụng đúng và hiệu quả các bạn nên tham  khảo ý kiến của các lương y, bác sĩ nhé!

Bạn có thể quan tâm tới bài viết:

Nhóm thực phẩm cho người cao huyết áp nên biết

Cách làm Trắng Răng Tại Nhà dễ dàng nhất

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *