Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Trong khi mang mắc cài việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng và cần sự chăm sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng để tránh những vấn đề như viêm loét, nhiễm trùng, hôi miệng xảy ra. Vậy chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta hãy cùng Nha khoa Oze đọc bài hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài dưới đây.

Vấn đề thường gặp khi vệ sinh răng miệng sai cách trong khi mang mắc cài

  • Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây nên hiện tượng viêm chân răng, viên nướu do không làm sạch được các mảng bám, thức ăn dính trong khoang miệng gây nên sự xuất hiện của vi khuẩn. Việc viêm nhiễm sẽ làm chân răng sưng lên, đỏ, dễ chảy máu và bạn sẽ cảm giác đau nhức

  • Việc vệ sinh không đúng cách cũng có thể khiến cho miệng bị hôi, hơi thở có mùi do việc tích tụ những mảng bám gây nên dự gia tăng của vi khuẩn khiến hơi thở không còn thơm tho.

  • Việc vệ sinh không đúng cách làm tích tụ các mảng bám ẩn chứa những vi khuẩn có hại, gây mất thẩm mỹ bởi những mảng bám sẽ tích tụ quanh mắc cài, kẽ răng, chân răng rất dễ nhìn thấy.

  • Việc vệ sinh không đúng cách có thể dễ bị sâu răng do vi khuẩn thậm chí có thể gây ảnh hướng tới tủy răng.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ mọi điều kiện hình thành nên mảng bám và vi khuẩn là rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để lấy sạch được hết những mảng bám trên răng và xung quanh bộ phận mắc cài, dây thun thì đó không phải là điều đơn giản và dễ dàng. Nha khoa Oze sẽ hướng dẫn bạn một số cách giúp bạn dễ dàng thực hiện mà loại bỏ được hết mảng bám như sau:

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

2.1. Cách sử dụng bàn chải đánh răng

  • Nên lựa chọn những bàn chải có lông chải mềm, tơ sẽ giúp bạn đánh răng dễ dàng hơn, không gây đau nhức hay làm lệch niềng răng đồng thời dễ chui vào trong các kẽ răng nhỏ mà không gây tổn thương răng lợi.

  • Nên đánh răng ít nhất 2 phút để có thể loại bỏ được hết các mảng bám trên và xung quanh răng. 

  • Thường xuyên thay bàn chải đánh răng, tối đa là 3 tháng/ lần

  • Bên cạnh vệ sinh răng, bạn nên chú ý làm sạch cả phần nướu và lưỡi để răng miệng sạch sẽ nhất, thơm tho nhất

  • Cách đánh răng: Bạn nên đặt bàn chải nghiêng về phần viền nướu bên ngoài bề mặt răng 45 độ, xoay tròn những vòng nhỏ. Sau đó bạn có thể di chuyển lông bàn chải nhẹ nhàng luồn qua những dây thép cả ở phía dưới và phía trên mắc cài để loại bỏ những thức ăn thừa hay mảng bám. 

Sau đó bạn di chuyển bàn chải vào mặt trong, cũng đánh thành những vòng xoay nhỏ, rung nhẹ và chải qua phần mắc cài nhưng lưu ý không chải quá mạnh gây hư hại đến mắc cài.    

Đọc thêm: Giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến vấn đề có nên nhổ răng khôn

Thuốc tẩy trắng răng giá bao nhiêu? 5 Lưu ý khi sử dụng

Con sâu răng có thật không? Cách điều trị sâu răng khoa học

2.2. Sử dụng bàn chải kẽ răng (bàn chải chuyên dụng)

Bàn chải kẽ răng giúp ích rất lớn trong việc lấy đi những mảnh vụn của thức ăn thừa hay những mảng bám nhỏ nằm ở những vị trí kẽ nhỏ, khó thấy. Bạn đưa bàn chải luồn vào dưới dây cung chải chậm rãi từng mắc cài để đảm bảo làm sạch được hết các mảng bám ở mọi kẽ răng dù chỉ nhỏ nhất.

2.3. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch

Việc sử dụng chỉ nha khoa (nên sử dụng loại chỉ tơ) ít nhất 1 lần/ ngày là rất cần thiết để đẩy những thực phẩm thừa sau bữa ăn. Tuy nhiên việc luồn chỉ trong khi dùng mắc cài hơi khó khăn do vướng các dây cung nhưng hiện nay đã có dụng cụ hỗ trợ là cây luồn chỉ, điều đó sẽ giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa trong vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Sử dụng chỉ nha khoa trong vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

 2.4. Sử dụng Kem đánh răng có chứa Fluoride

Nên sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride bởi chúng có tác dụng trong việc bảo vệ và giúp răng chắc khỏe hơn trong suốt quá trình mang mắc cài.

Lưu ý: Tuân thủ lịch khám định kì là điều cần thiết để bác sĩ có những can thiệp kịp thời cũng như khắc phục những biện pháp vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
Để có một kết quả tốt và một bộ răng sạch, đều, đẹp trong và sau khi mang mắc cài, mỗi người bệnh cần có cách chăm sóc răng miệng đúng cách và vệ sinh thường xuyên. Mong rằng bài viết hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài sẽ giúp các bạn có thêm những tham khảo bổ ích để chăm sóc răng miệng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *