Nhà thầu nước ngoài tính thuế nhà thầu như thế nào?

Thị trường kinh tế mở rộng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài giao thương với doanh nghiệp trong nước. Khi tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ hoặc có dịch vụ gắn với hàng hóa Việt Nam sẽ phải đóng thuế nhà thầu theo quy định. Vậy cách để tính thuế nhà thầu đối với cá nhân nước ngoài được tính như thế nào? Phương pháp để nộp thuế ra sao? Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp có công thức tính là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên về thuế nhà thầu.

 

Cách tính thuế nhà thầu là khá quan trọng, tùy từng trường hợp thì sẽ có cách xác định cơ sở tính thuế khác nhau (Giá NET khác đối với giá GROSS). Tuy nhiên trên cơ cản sẽ được xác định như sau:

1. Cách tính thuế giá trị gia tăng nhà thầu

Công thức: Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT
Trong đó Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chưa trừ các khoản thuế phải nộp, các khoản vay mà bên Việt Nam trả thay (nếu có).
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu theo từng ngành được xác định là:

– Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: 5%.

– Đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: 3%.

– Các hoạt động kinh doanh khác: 2%.

thuế nhà thầu

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu

Công thức: Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ % để tính thuế TNDN
Theo đó, doanh thu tính thuế là toàn bộ phần doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng và các khoản bên Việt Nam trả thay (nếu có).

Tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế là:

– Ngành thương mại, phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam: 1%

– Ngành dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan: 5%.

– Đối với cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay và tàu biển: 2%.

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: 2%.

– Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển: 2%

– Hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm: 0,1%

– Lãi tiền vay: 5%

– Thu nhập bản quyền: 10%

Phương pháp nộp thuế đối với nhà thầu nước ngoài

1. Phương pháp khấu trừ:

Đối với phương pháp này, các nhà thầu nước ngoài sẽ phải đăng ký kê khai và nộp thuế GTGT, nộp tờ khai thuế TNDN và GTGT tương tự như các công ty Việt Nam.

Nhà thầu nước ngoài có thể áp dụng phương pháp khấu trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam; Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu; hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên; Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, đã hoàn tất tờ khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế nhà thầu. Nếu NTNN thực hiện nhiều hợp đồng tại cùng một thời điểm, nếu có một hợp đồng đủ điều kiện theo quy định và NTNN đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì các hợp đồng khác cũng phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp NTNN đã đăng ký. Các NTNN sẽ nộp thuế TNDN ở mức thuế suất là 20% trên lợi nhuận.

2. Phương pháp ấn định tỷ lệ:

Nhà thầu nước ngoài không phải đăng ký khai/ nộp thuế GTGT và không phải nộp tờ khai thuế TNDN và GTGT. Thay vào đó, thuế GTGT và TNDN sẽ do bên Việt Nam khấu trừ theo các tỷ lệ được ấn định trên tổng doanh thu tính thuế. Các tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào hoạt động do NTNN thực hiện. Thuế GTGT do bên Việt Nam giữ lại thường được coi là khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tờ khai thuế GTGT của bên Việt Nam.

3. Phương pháp hỗn hợp:

Phương pháp này cho phép NTNN đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (tức là thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ), nhưng nộp thuế TNDN theo các tỷ lệ ấn định tính trực tiếp trên tổng doanh thu tính thuế.

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Tại sao cần phải nộp thuế điện tử?

NTNN muốn áp dụng phương pháp hỗn hợp phải đáp ứng đủ những điều kiện sau: Có cơ sở thường trú hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam; Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên; Tổ chức hạch toán kế toán theo các quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ tài chính.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *