Quy trình thi công sơn Epoxy cho bể bơi

Hiện nay nhiều công trình đã sử dụng sơn Epoxy cho bể bơi, vì nó đáp ứng đủ các tiêu chí cần có của một bể bơi chuyên dụng như tính thẩm mỹ cao, an toàn, không độc hại và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí. Bởi sơn Epoxy có giá thành rẻ hơn gạch men, không bị rêu mốc và có khả năng chống thấm tốt. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm nổi bật của sơn Epoxy cho bể bơi và cách thi công sơn Epoxy cho bể bơi, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé

1. Đặc điểm nổi bật của sơn Epoxy cho bể bơi

+ Sơn Epoxy cho bể bơi có khả năng kháng các chất axit, bazơ, và các chất hóa học khác giúp lớp sơn phủ bám dính chặt chẽ, bền vững với bề mặt bê tông khi thi công.

+ Sơn Epoxy cho bể bơi chống thấm nước đạt ngưỡng tuyệt đối: Điều này có nghĩa là khi hoạt động, nước trong bể bơi sẽ không thẩm thấm vào trong,và đồng thời nước bên ngoài sẽ không ảnh hưởng vào nước trong bể, tăng độ an toàn cho người sử dụng.

+ Sơn Epoxy cho bể bơi mang lại tính thẩm mỹ cao, bền màu và có khả năng thích nghi tốt trong mọi điều kiện môi trường.

+ Hơn nữa sơn Epoxy cho bể bơi còn có độ bền bỉ cao, chống ẩm mốc, chống trơn trượt, kháng dầu mỡ cực tốt, tính cơ học ổn định.

+ Thi công sơn Epoxy cho bể bơi nhanh chóng, mang tính hiệu quả cao về tính kinh tế.

+ Sơn Epoxy cho bể bơi có tính đàn hồi cao, có khả năng chống lại sự co giãn do áp suất nước gây ra nên hạn chế được tình trạng bề mặt sơn bị nứt.

+ Sơn epoxy cho bể bơi giúp các thành phần cấu tạo bể kết nối lại với nhau tạo nên sự chắc chắn, chịu được trọng lực, tránh các sự cố va đập. Đồng thời, khi bể hoạt động liên tục, chất flo trong nước  hoạt động không làm mài mòn bể bơi, sơn Epoxy lúc này có tác dụng ngăn chặn sự ăn mòn của hóa chất.

+ Sơn Epoxy có độ bền màu với thời tiết như bức xạ mặt trời

+ Dùng sơn Epoxy giúp tiết kiệm chi phí bảo trì bể bơi

thi công sơn epoxy cho bể bơi

2. Quy trình thi công sơn Epoxy cho bể bơi

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn

Dùng máy chà nhám để chà sạch các khu vực, chà toàn bộ diện tích thành bể, lòng bể. Xử lý những chỗ lồi lõm, trám trét những vết nứt, lún.

Dùng máy hút bụi công nghiệp, nước tẩy hóa chất chuyên dụng,… để xử lý và dọn dẹp các tạp chất, bụi bẩn, các mảng sơn vương vãi, bong tróc, vết dầu mỡ trên bề mặt sàn

Bước 2: Thi công 2 lớp sơn chống thấm

Dung dịch chống thấm từ keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy, trộn đều 2 hỗn hợp trên với nhau. Sau đó sơn 2 lớp chống thấm lên sàn bê tông, mỗi lớp chống thấm nên cách nhau khoảng 6 đến 8 giờ để đảm bảo các lớp chống thấm bám dính lên bề mặt sàn và phát huy tối đa công năng của chúng.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy

Sau 24 giờ thi công sơn chống thấm xong thì tiến hành thi công sơn lót, nên chọn loại sơn lót không màu để thi công. Lớp sơn lót này có tác dụng làm cho sơn phủ và bề mặt công trình gắn kết chặt chẽ với nhau.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ thứ 1

Thi công lớp sơn phủ thứ nhất, người thi công phải thi công đúng kỹ thuật, cẩn thận tỉ mỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ thứ 2

Sau khi lớp sơn phủ thứ 1 thì tiến hành thi công lớp sơn phủ thứ 2, tác dụng của lớp sơn phủ thứ 2 là làm cho bề mặt công trình bền bỉ hơn và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Tham khảo thêm:

thi công sơn epoxy cho bể bơi hình 2

3. Lưu ý khi sử dụng sơn Epoxy chống thấm bể bơi

Điều đầu tiên cần phải lưu ý là đảm bảo mặt sàn bê tông đã được xử lý và vệ sinh sạch. Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ,…dính trên bề mặt sàn.

Bề mặt sàn thi công phải khô thoáng, độ ẩm tương đối phải nhỏ hơn 85%.

Trong quá trình thi công phải trang bị đầy đủ các thiết bị, quần áo bảo hộ lao động.

Môi trường thi công cần được thông thoáng, nên sử dụng thêm quạt thông gió để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích về đặc tính, cách thi công sơn Epoxy cho bể bơi. Hy vọng bạn có thể biết thêm về loại sơn có nhiều ưu điểm vượt trội này.

> Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *